Cách ứng xử với bạn bè

5 cách giữ gìn tình bạn đẹp
1- Cùng nhau làm một vài việc
Tình bạn trước hết là một sự trao đổi. Hãy rủ bạn bè cùng làm, cùng thực hiện với bạn một dự định dù nhỏ nào đó, chia sẻ với nhau. Như thế sẽ làm cho người bạn thấy mình được tin tưởng, bạn ấy sẽ hài lòng. Còn bạn cũng thấy vui suớng vì bạn có được tình cảm thân thiết của bạn bè. 

2- Đừng luôn kể những điều phiền muộn, bực mình 
Kể cho bạn nghe những gì xảy ra với mình là một việc làm tốt, nó giúp giải tỏa những ức chế trong lòng bạn. Bạn bè có thể là một chỗ dựa cho bạn lắm chứ. Nhưng bạn đừng luôn luôn đem chuyện không vui của mình làm phiền bạn bè, vì bạn sẽ ép người ta nghe, đôi khi vì để tìm một sự động viên, thương cảm mà bạn chẳng còn gì hấp dẫn người ta nữa bởi bạn bộc lộ khả năng thiếu kiềm chế, thiếu tự tin của mình. 

3. Luôn bên bạn bè những khi cần thiết 
Ai cũng có những lúc khó khăn cần đến sự giúp đỡ của người khác, có khi chỉ là một lời thăm hỏi, một ánh mắt khích lệ, một lời nhận xét tế nhị. Hãy luôn thăm hỏi, giữ mối liên lạc với bạn bè, kịp thời nhận ra tình thế của bạn mình để tìm cách giúp đỡ hữu hiệu nhất. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no"; nhất là khi bạn cô đơn, bạn cần ta lắm đấy. 

4. Rút lui đúng lúc 
Ai cũng cần có những khoảng trời tự do của mình. Khi bạn mình mệt, khi ta đã giúp bạn hoàn thành công việc xong, hoặc đơn giản thấy bạn không cần đến mình nữa, bạn hãy "rút lui có trật tự". Bạn của ta sẽ vô cùng biết ơn một người bạn ý tứ như ta. Hãy lịch sự cáo lui và nói với bạn bè rằng "nếu cần đến mình, bạn đừng ngại ngần, mình thu xếp được mà". 

5. Thông cảm cho nhau cả khi vắng mặt 
Có những lúc bạn phải dành thời gian cho gia đình, cho người yêu hoặc một công việc gấp rút nào đấy. Và bạn bè của bạn cũng vậy. Việc này làm cho quan hệ bạn bè có những lúc bị lãng quên. Hãy báo trước cho bạn sự vắng mặt của mình, đừng để họ có cảm giác bị phản bội, mất lòng tin; thông cảm cho bạn mình nếu họ quên không thông báo họ vắng mặt.

Cách cư xử đối với bạn bè
Tình bạn là tình cảm tự nguyện gắn bó giữa hai hay nhiều người với nhau...
Cách cư xử đối với bạn bè
Tình bạn là tình cảm tự nguyện gắn bó giữa hai hay nhiều người với nhau. Trên cơ sở một hay nhiều yếu tố sau: có cùng xu hướng (thế giới quan, lý tưởng, niềm tin, lẽ sống). Hợp nhau ở một số nét tính cách, tính tình, thị hiếu; Cùng chung lợi ích vật chất, tinh thần.
Đối với lứa tuổi mới lớn biết chọn bạn mà chơi. Bởi tục ngữ có câu “ gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Đối với người có bản lãnh, có thể làm bạn với các bạn chưa ngoan, với bạn xấu để cảm hóa bạn mình thành người tốt, bỡi khi có bản lãnh thì: gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Maxin GorKi đã từng viết :
“ Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn đến với ta trong những lúc khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời”
Đôi bạn trong truyện cổ Lưu Bình, Dương Lễ là đôi bạn đẹp trong tình bạn.
Tình bạn chân chính không chấp nhận nhân danh tình bạn mà bao che, kết bè kéo cánh làm những chuyện mờ ám.
Tình bạn chân chính cũng không chấp nhận kết bạn dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi bởi họ sẽ sớm chia tay khi người này không còn có ích cho người kia nữa.
Nhân cách học trò thể hiện trong tình bạn thế nào ?
  • Quan hệ bạn bè phải bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn.
  • Không ăn hiếp khiêu khích, nói xấu bạn bè.
  • Không dối trá, lừa lọc làm thiệt hại đến bạn bè.
  • Khi bạn gặp khó khăn phải tích cực giúp đỡ, động viên.
Đối với bạn nữ, bạn nam phải chủ động nhường chỗ ngồi, nhường lối đi hoặc mang hộ bạn nữ những vật nặng khi cần thiết.

Làm thế nào ứng xử với những người bạn không tốt?

Một vài người nói xấu sau lưng bạn, một số khác thì coi thường bạn hoặc luôn thất hứa, chỉ muốn nhận lấy nhưng không bao giờ cho đi và thật sự ích kỷ. Hầu hết mọi người cho rằng đó là "kẻ thù", thật ra họ là bạn bè nhưng là những người bạn không tốt.
Họ làm cho chúng ta căng thẳng và bực bội phát điên lên. Nói chung, họ đòi hỏi chúng ta phải cho đi nhiều hơn, cho dù đó là tình cảm hay tiền bạc. Một số người này luôn cần và lợi dụng mối quan hệ bạn bè. Do đó, họ thật sự không hỗ trợ gì nhiều, không đáng tin cậy và cũng không chiếm được vị trí nào trong tình bạn. Trong bài viết này, hãy cùng Tapchilamdep.com tìm hiểu về những kiểu bạn như vậy và cách ứng xử cần thiết.
Những người hay lạm dụng bạn bè
Chỉ khi nào gặp vấn đề gì đó thì những người bạn này mới liên lạc với chúng ta, cho dù đó chỉ là để đi chơi hoặc nói chuyện trên điện thoại. Luôn nói về vấn đề của bản thân là tất cả những gì họ muốn trong mối quan hệ bạn bè. Đôi khi những người này làm cho bạn cảm thấy mình quan trọng và cần thiết. Thậm chí, chính bạn cũng không nhận ra là mình đang bị lợi dụng. Vài trường hợp xuất phát một cách tự nhiên, không có chủ đích nhưng đa phần đều là có ý đồ. Tương tự như vậy, một số người bạn kiểu này luôn yêu cầu hỗ trợ tài chính hoặc các dạng hỗ trợ khác nhưng không bao giờ trả lại những gì mà họ đã nhận.
Những kẻ thất hứa
Họ chỉ là bạn bè khi cần đến chúng ta. Và sẽ tiếp tục nói chuyện, đi chơi hay gọi điện nhưng điều này không có nghĩa lúc nào cũng bên khi bạn cần. Họ sẽ đối xử như một người bạn thân nhất hôm nay nhưng có thể làm ngơ với bạn ngày mai. Đây là kiểu người có nhiều biểu hiện không rõ ràng, quên sự hiện diện của bạn trong nhiều trường hợp, và hành động giống như thể đang đo đếm bạn bè trên một cán cân của danh vọng.
Những kẻ phản bội
Đây là hạng người không thể tin tưởng. Họ thường nói xấu sau lưng người khác. Khi không có bạn, thì sẽ nói những điều không tốt nhưng truớc mặt thì lại nói những lời đường mật ngon ngọt. Hoặc kể với mọi người bí mật của bạn và thậm chí là những điều mà bạn chưa từng nói ra.
Những kẻ thích phê bình người khác
Kiểu người này luôn coi việc hạ thấp người khác, khiến cho bạn bè cảm thấy bản thân mình xấu xa làm cho niềm vui. Họ thường tỏ ra ngây thơ và cho rằng đó là "trò đùa thôi". Đôi khi, đó thật sự không phải chỉ là nói đùa.
Trong số đó, có những người chỉ là bị ám ảnh bởi chính mình. Họ chỉ muốn nói chuyện về bản thân, không bao giờ cho phép bất cứ ai chen ngang vào. Họ chỉ làm những gì bản thân muốn, không bao giờ chịu thỏa hiệp và chỉ suy nghĩ về nhu cầu riêng của mình.
Làm sao để ứng xử với những kiểu bạn này?
Đầu tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng đó là một mối quan hệ không tốt. Hãy giữ khoảng cách và đừng cho họ cơ hội làm tất cả những gì mà họ muốn. Có thể bạn cảm thấy bị khó xử vì một số lý do, ví dụ như việc bạn bè đã quen biết trong một khoảng thời gian dài, mối quan hệ đã từng rất tốt đẹp nhưng sau đó trở nên xấu đi. Nhưng hãy sáng suốt nhận ra rằng những người như vậy thì không mang lại điều gì tốt đẹp cho tình bạn.
Hãy thẳng thắn nói chuyện về những gì họ đang làm phiền bạn, tuy nhiên phải nhớ cần cân nhắc kĩ càng và cố gắng để hiểu các hành vi của họ.
Nếu mọi cố gắng của bạn đều thất bại thì đôi khi, đó chính là lúc để kết thúc mối quan hệ. Nên nhớ tình bạn sẽ không thể duy trì nếu cả hai không sẵn sàng làm điều gì đó để cải thiện mối quan hệ. Và bạn sẽ nhận ra: Thời gian, năng lượng, tình yêu của mình không được đánh giá cao. Dù bạn chọn điều gì đi chăng nữa, hy vọng mọi điều sẽ kết thúc tốt đẹp.

 Bí quyết ứng xử đúng cách với bạn bè của con

Bạn thương con mình như thế nào thì người khác cũng có cùng tình cảm như thế với con họ. Chắc chắn bạn muốn rằng khi con mình đến chơi nhà bạn hay khi không có mình ở nhà, con vẫn nhận được sự quan tâm đúng mức?
Làm quen với bạn bè và phụ huynh của con bất cứ dịp nào có thể. Với tuổi dậy thì, việc tìm kiếm sự độc lập cho bản thân là rất bình thường, và một trong những cách để bạn vẫn tiếp tục là một phần không thể thiếu của con chính là làm quen với bạn bè của chúng. Hãy tạo mọi cơ hội có thể gặp mặt nhóm bạn của con hay các phụ huynh kia. Đó sẽ là tiền đề đáng giá cho những mối quan tâm về sau của bạn.
Tạo điều kiện để biến ngôi nhà của bạn thành địa chỉ đáng tin cậy để bọn trẻ tụ về. Sẽ có mệt nhọc đấy, sẽ bị xáo trộn chút chút về nếp sinh hoạt song đánh đổi tất cả chính là việc bảo đảm con bạn được an toàn đùa chơi với bạn bè chúng; bên cạnh đó, bạn lại có thể quan sát và nhận định rõ hơn về tính cách từng đứa bạn của con mà kịp thời có những uốn nắn cho cả hai phía.

Ngăn chặn kịp thời những mối nguy hiểm từ phía bạn bè. Hãy để ý đến những gì bọn trẻ chơi với nhau và phản ứng của con bạn đối với chúng. Từ đó, bạn sẽ ngăn chặn kịp thời những dại dột, liều lĩnh nguy hiểm cho con từ chúng bạn.Chưa kể bằng cách này bạn sẽ thu hút được nhiều cảm tình từ các vị phụ huynh của những người bạn của con - điều rất quý cho con bạn sau này trong những trường hợp bạn phải đi công tác xa chẳng hạn.
Mời bạn bè của con cùng tham gia các sinh hoạt của gia đình. Thỉnh thoảng bạn hãy nhắc con mời bạn bè đến cùng dự vào những sinh hoạt của gia đình, ví dụ như buổi dã ngoại, chuyến leo núi hay đi câu. Có giao tiếp gần gũi như vậy mới chiếm được thiện cảm từ bạn bè của con, và cũng qua đó giúp bạn có những thông tin quý báu về sinh hoạt nơi trường lớp của con từ các “gián điệp nằm vùng” này. Ngoài ra, bạn sẽ giúp con mình gia tăng khả năng giao tiếp với các hoạt động như vậy.
Tạo mối quan hệ gợi mở. Mối quan hệ gợi mở là cần thiết với bất cứ đối tượng nào. Nếu bạn muốn người khác cũng lắng nghe và tôn trọng bạn thì bạn cũng được mong đợi sẽ hành xử như vậy với họ. Vì thế nếu bạn chưa tập được cho mình sự gợi mở khi đối xử với con thì cần ghi nhớ tránh hành động này với bạn bè của con; cần nhớ bạn bè của con bạn sinh ra và lớn lên ở môi trường hoàn toàn khác với con bạn, vì thế chúng sẽ khó mà quen với cùng cách cư xử của bạn với con.
Chia sẻ những nhân sinh quan tích cực với bạn của con. Bằng việc chia sẻ và đặt ra những câu hỏi gợi mở về nhân sinh quan sống tích cực với bạn bè của con, bạn đã giúp truyền đi những thông điệp tốt đẹp của cuộc sống bằng chính trải nghiệm của bản thân cho thế hệ đi sau. Từ đó gầy dựng một lối sống tốt, không nhiều lo lắng cho cả chính bạn lẫn các vị phụ huynh có con cái đang chơi với con bạn. Điều này là rất quý và cần thiết phải không bạn?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét