27 kỹ năng không được học trong trường mà con bạn cần biết


Mọi người đều biết rằng hệ thống trường học của chúng ta, nhìn chung, không mang lại cho con chúng ta những kỹ năng đọc, viết, số học và khoa học cơ bản cần thiết để chúng có thể cạnh tranh trong nguồn lực đòi hỏi kỹ thuật cao của thời đại sắp tới (ít nhất, đó là những giả định chung và chúng ta sẽ không tranh luận điều đó ở đây).
Nhưng cuộc sống còn rất nhiều thứ phải học ngoài những môn cơ bản đó, và con bạn sẽ không được học những điều quan trọng mà chúng cần học trong cuộc sống trừ khi bạn có một giáo viên đặc biệt, sẵn sàng thoát ra khỏi được khuôn mẫu.
Hãy thử nghĩ về kinh nghiệm của riêng bạn. Khi bạn tốt nghiệp trường Trung học, liệu bạn đã biết tất cả mọi thứ bạn cần để tồn tại trong cuộc sống, chưa kể đến hai chữ thành công? Nếu bạn may mắn, bạn đã biết đọc và có một số kỹ năng toán học và lịch sử cơ bản, thậm chí nếu bạn may mắn hơn, bạn có thói quen học tập tốt mà có lợi cho bạn trong trường đại học.
Nhưng bạn có được trang bị cho cuộc sống? Hầu như là không, trừ khi bạn có cha mẹ ủng hộ. Trong thực tế, nhiều người trong chúng ta vin vào việc chúng ta sớm trưởng thành vì chúng ta không biết những kỹ năng đó – và giờ đây chúng ta đang phải chịu hậu quả.
Bạn có thể nói việc học những kĩ năng này chỉ là một phần của cuộc sống. Nhưng nó cũng có thể giúp con bạn chuẩn bị một chút hành trang trước khi chúng tự bước vào đời, và nếu  các trường học không dạy những kỹ năng này, thì tự chúng ta hãy dạy con mình những điều đó.
Sau đây là một chương trình căn bản trong cuộc sống mà một đứa trẻ nên biết trước khi đến tuổi trưởng thành. Có thể sẽ có những kỹ năng khác bạn them được vào danh sách này, nhưng ít nhất đây là một điểm khởi đầu.
Một lưu ý về cách dạy những điều này:  Những điều này không nên được giảng giải bởi các bài diễn thuyết hay sách giáo khoa. Chúng chỉ có thể được dạy bằng cách đặt ví dụ, bằng cuộc trò chuyện, bằng cách giới thiệu, và cho phép trẻ em (hoặc thiếu niên) tự mình làm những việc này (với sự giám sát ban đầu). Một khi bạn nói về một kỹ năng nào đó, hãy chỉ ra cho bé biết phải làm nó như thế nào, và để bé tự làm vài lần dưới sự giám sát của bạn, tạo cho bé niềm tin để bé có thể tự làm một mình, và để bé học từ những lỗi mà bé phạm phải. Thỉnh thoảng quay lại kiểm tra và nhắc lại những gì bé vừa được học.
Tài chính
  • Tiết kiệm: Tiêu ít hơn số tiền mà bạn kiếm được. Đó quả là một câu châm ngôn đơn giản, nhưng rất ít người trẻ tuổi hiểu được nó hay biết làm thế nào để tuân thủ nó. Hãy dạy con từ khi còn nhỏ cái cách gửi một phần số tiền con nhận được hoặc kiếm được trong ngân hàng. Dạy con cách đặt ra mục tiêu tiết kiệm như thế nào, và tiết kiệm cho mục tiêu đó, và sau đó mua bất cứ thứ gì bé đã tiết kiệm để mua.
  • Lập ngân sách: Nhiều người trong chúng ta tuy trưởng thành nhưng vẫn sợ nhiệm vụ này, và đau khổ vì nó, bởi vì chúng ta thiếu sự hiểu biết và những kỹ năng cần thiết để thực hiện dự toán ngân sách một cách dễ dàng. Hãy dạy trẻ những kỹ năng lập ngân sách đơn giản, cũng như những kĩ năng liên quan, và chúng sẽ không gặp phải vấn đề như người lớn. Bạn có thể đợi cho đến tuổi thiếu niên để làm những việc như thế này – nhưng đó là một điều tốt bởi vì nó cho trẻ thấy lý do tại sao toán học cơ bản là cần thiết.
  • Thanh toán hóa đơn: Đưa cho trẻ những hóa đơn thanh toán và dạy chúng thanh toán  đúng hạn bằng hình thức trực tuyến hay trong cuộc sống đời thực. Học cách viết một tấm séc, giấy hoặc trực tuyến, và cách đảm bảo rằng bạn sẽ không bao giờ muộn thanh toán hóa đơn nữa –  hoặc là thanh toán trực tiếp hoặc là tự động.
  • Đầu tư:  Đầu tư là gì và tại sao nó cần thiết? Bạn làm nó như thế nào và có những cách khác nhau nào để làm điều đó? Làm cách nào để bạn nghiên cứu đầu tư? Theo thời gian dàn xếp nó như thế nào? Đây là một cuộc đàm luận tốt phải có với con bạn.
  • Tính tiết kiệm: Đây là điều mà bạn nên dạy con từ khi con bạn còn nhỏ. Làm thế nào để xem xét kỹ lưỡng và chọn ra món hàng tốt, để so sánh về mức giá và chất lượng khác nhau giữa các sản phẩm, để tận dụng mọi thứ và không lãng phí, nấu ăn tại nhà thay vì đi nhà hàng quá nhiều, và làm thế nào để kiểm soát việc mua sắm. Khi chúng ta đi ra ngoài và mua sắm lu bù, kể cả trước lễ Giáng sinh, nghĩa là chúng ta đang giảng dạy con điều ngược lại.
  • Tín dụng: Đối với nhiều người trưởng thành, đây là một vấn đề lớn. Hãy dạy con bạn  cách sử dụng thẻ tín dụng đúng đắn, và làm thế nào để tránh dùng nó khi nó không cần thiết, để tránh bị mắc nợ quá nhiều, và làm thế nào để sử dụng thẻ tín dụng một cách có trách nhiệm.
  • Nghỉ hưu: Sẽ tốt hơn khi bạn làm việc chăm chỉ và nghỉ hưu hay khi bạn có các quãng nghỉ hưu ngắn trong suốt cuộc đời? Đó là một câu hỏi mang tính cá nhân, nhưng con bạn phải nhận thức được các lựa chọn và các ưu khuyết điểm của từng kiểu, cũng như việc thực hiện từng kiểu đó như thế nào.Tại sao việc bắt đầu đầu tư vào quỹ hưu trí khi bạn còn trẻ lại là một điều quan trọng, và sự khác biệt sẽ được tạo ra thế nào thông qua lãi suất kép. Làm thế nào để có thể thực hiện điều đó một cách tự động.
  • Làm từ thiện: Tại sao đây lại là một cách sử dụng tiền quan trọng, và làm thế nào để biến nó thành một thói quen thường xuyên? Đây không chỉ là vấn đề tài chính mà còn là vấn đề xã hội. Hãy chỉ cho con bạn cách dùng thời gian cũng như những cố gắng  của trẻ để làm tình nguyện.
  • Tư duy
    • Tư duy phê phán: Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất mà không được giảng dạy ở trường. Ngày nay, chúng ta được dạy để trở thành những con rô bốt, để lắng nghe giáo viên giảng bài và không đặt câu hỏi, chấp nhận những gì chúng ta được dạy và không suy nghĩ, để là những nhân viên tốt và biết điều. Nếu bạn là một nhà tuyển dụng, bạn có thể muốn nhân viên của bạn như vậy, và nếu bạn là một chính trị gia, bạn có thể muốn công dân của bạn như thế này. Nhưng liệu bạn muốn con em mình như vậy? Một công dân/ nhân viên/ học sinh mù quáng, khờ khạo, thiếu hiểu biết? Nếu bạn muốn vậy, hãy tiếp tục như vậy. Nếu không, hãy bắt đầu dạy con thói quen đặt câu hỏi tại sao? Và kỹ năng tìm ra câu trả lời. Và quyền lên tiếng như thế nào- sẽ không có một câu trả lời đúng nào cả. Đàm thoại là một cách tốt để đạt được kỹ năng này.
    • Đọc: Chắc chắn, chúng ta được học đọc. Nhưng những trường học thường khiến việc học này trở nên nhàm chán. Hãy chỉ cho con bạn những thế giới tưởng tượng tuyệt vời bên ngoài. Và cho chúng thấy làm thế nào để tìm hiểu về những thứ trên thế giới qua mạng Internet, và làm thế nào để đánh giá những gì chúng đọc được là đáng tin cậy, lô gic, thực sự.
    Thành công
    • Suy nghĩ tích cực: Trong khi tư duy phê phán là một kĩ năng quan trọng, cái nhìn tích cực về cuộc sống cũng quan trọng không kém. Chắc chắn rằng, mọi thứ có thể bị rối loạn, nhưng chúng có thể được thay đổi để tốt hơn. Hãy tìm giải pháp thay vì khiếu nại. Và hầu hết, học cách tin vào chính mình, và để ngăn chặn suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
    • Động lực: Tìm hiểu nguyên tắc đó không phải là chìa khóa để đạt được một mục tiêu, nhưng nó là động cơ thúc đẩy. Làm thế nào để tạo động lực cho chính bản thân mình, với những chiến lược khác nhau, và làm thế nào để đạt được một mục tiêu. Hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ, dễ dàng đạt được, và hãy để chúng phát triển kĩ năng này.
    • Sự trì hoãn: Đó là một vấn đề tất cả chúng ta đối phó như một người trưởng thành (và thậm chí như những đứa trẻ). Bây giờ, tôi tin rằng cần phải có một thời gian đãng trí, lười biếng,và vui vẻ. Nhưng khi có điều gì đó chúng ta thực sự cần phải làm, chúng ta sẽ tự làm nó như thế nào? Hãy tìm hiểu các lý do đằng sau sự trì hoãn, và làm thế nào để giải quyết chúng. Làm thế nào để đánh bại sự trì hoãn.
    • Niềm đam mê: Một trong những cách quan trọng nhất để thành công là tìm ra điều gì đó mà bạn đam mê, và làm điều đó để kiếm sống. Ở lứa tuổi trẻ, con bạn sẽ không biết câu trả lời , nhưng bạn nên chỉ cho bé làm thế nào để tìm thấy niềm đam mê của mình và  làm thế nào để theo đuổi nó, và tại sao điều đó là quan trọng. 
    • Chống cạnh tranh: Khi còn nhỏ, chúng ta được học cách cạnh tranh. Trong thế giới của người lớn, đó là cách chúng ta hành xử. Và điều đó dẫn đến kết quả ngược lại, suy sụp, cảm giác oán giận, và những khẳng định khác trong cuộc sống cũng thế. Thay vào đó, dạy cho con bạn rằng sẽ có cơ hội cho rất nhiều người để thành công, và bạn sẽ có nhiều khả năng thành công như thế nào nếu bạn giúp người khác thành công, và họ sẽ giúp lại bạn như thế nào. Hãy nhớ một điều rằng làm bạn và đồng minh tốt hơn là làm kẻ thù, và hãy học cách để kết bạn. Hãy học cách hợp tác và làm việc theo nhóm trước khi học cạnh tranh.
    • Lòng thương: Kỹ năng này không được dạy một chút nào trong các trường học.Trong thực tế, thay vì dạy trẻ em làm thế nào để đồng cảm với những người khác và cố gắng giảm bớt đau khổ của họ, trường học của chúng ta thường dạy trẻ em cách làm tăng thêm nỗi đau của người khác. Hãy học cách đặt mình vào vị trí của người khác, cố gắng hiểu họ, và giúp họ chấm dứt khổ đau của họ.
    • Tình yêu: Là anh em sinh đôi của lòng thương, tình yêu chỉ khác ở chỗ thay vì muốn giảm bớt sự đau khổ của người khác, bạn muốn làm họ hạnh phúc. Cả hai đều rất quan trọng.
    • Lắng nghe: Trẻ em của chúng ta có được học cách  lắng  nghe  trong trường học  không?  Hoặc cách nói ám chỉ đến một ai đó. Có lẽ đó là lý do tại sao nhiều người lớn  không  có  kỹ năng quan trọng này. Hãy học cách làm thế nào để thực sự lắng nghe một ai đó, để hiểu những gì họ đang nói, để đồng cảm.
    • Đối thoại: Song hành cùng kỹ năng lắng nghe, nhưng nghệ thuật trò chuyện cũng  là một kỹ năng không được giảng dạy trong trường học. Trong thực tế, trẻ em được dạy rằng cuộc hội thoại là xấu trong nhiều trường hợp. Nhưng trong nhiều trường hợp, một cuộc hội thoại là cần thiết, không phải là một bài giảng. Đây là một kỹ năng xã hội vô cùng quan trọng là nên bắt đầu từ trong gia đình. Hãy học cách trò chuyện  với con bạn thay vì nói bóng nói gió về bé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét